Cây liễu thường được trồng trong các công viên, khu du lịch, thường trồng ven hồ… Thế nhưng gần đây người Trung Quốc khiến cho nhiều người ngạc nhiên khi lấy phần nụ chế biến thành món ăn.
Cây liễu là loài cây thân gỗ được biết đến có nguồn gốc từ đất nước Trung Quốc. Ngày nay, Việt Nam chúng ta cũng có một số nơi trồng loại cây này. Cây liễu được xem là cây của Thần Phật. Chúng thường tượng trưng cho sự bao bọc, chở che, ý chí của tuổi trẻ; sự kiên định, dám đối đầu với khó khăn, thử thách; vươn lên mạnh mẽ sau những nỗi đau của quá khứ. Người ta thường trồng liễu để xua đuổi âm khí, giúp mời gọi may mắn, thành công và thịnh vượng.
Đã có khá nhiều nghiên cứu thú vị về các lợi ích của cây liễu đối với sức khỏe con người và với y học cổ truyền.
Chúng ta thường đi tới công viên để tận hưởng khung cảnh cũng như khí hậu trong lành, mát mẻ. Thế nhưng, ở đất nước Trung Quốc lại có cảnh tượng lạ lùng. Đó là người dân đem thang, rổ, ghế… đến công viên. Họ không phải đi tập thể dục, không phải đi dạo mà chính là đi hái nụ liễu.
Nếu không phải sinh sống ở đây, khí bạn thấy hành động này sẽ cảm thấy có chút khó hiểu, ngạc nhiên. Tuy vậy, khi được hỏi “ lấy nụ liễu này về để làm gì?” thì người Trung Quốc sẽ trả lời bạn “ đây chính là một nguyên liệu của món ăn”.
Trên thực tế, cây liễu có rất nhiều loại gồm: liễu rủ, dương liễu, sơn liễu, dương liễu thủy sinh, dương liễu bonsai, liễu đỏ, cây liễu trắng, sơn liễu… và một trong số đó đang được người Trung Quốc sử dụng làm món ăn.
Sau khi bắc thang, trèo ghế lên hái nụ liễu, có những người chuẩn bị sẵn túi nilon, ngồi ngay dưới gốc cây để vặt từng nụ liễu một cho vào túi. Chính vì những hành động này mà những cây liễu ở công viên gần như chui húi.
Nhiều người Trung Quốc cho rằng việc ăn nụ liễu rất tốt đối với sức khỏe con người và ăn lại rất thơm, ngon nữa.
Phần nụ này thường được người ta chế biến theo 2 cách bao gồm: luộc hoặc xào. Khi chế biến liễu, họ thường không cho thêm các gia vị khác để cảm nhận rõ nhất vị của nụ liễu.