Tắm cây mùi già thơm lâu ai cũng thích nhưng chuyên gia chỉ ra điều cấm kị, nếu không chú ý sẽ gây họa cho cơ thể

Tắm cây mùi già vào những ngày đầu năm mới là phong tục văn hóa tốt đẹp của nhiều gia đình người Việt. Thế nhưng, để không gây hại cho cơ thể, bạn hãy nhớ điều kiêng kị này nhé.

Để một năm mới cơ thể luôn thơm tho, sạch sẽ và với mong muốn mọi sự tốt lành sẽ đến với bản thân, nhiều gia đình thường chuẩn bị nước cây mùi già để tắm. Nguyên liệu chính của thứ nước tắm này đó chính là những cây mùi đã trổ hoa, kết trái không còn ăn được nữa.

Khi đun sôi cây mùi già, hương thơm ngài ngạt của mùi già lan tỏa khắp không gian và gợi nhớ cho nhiều người con xa xứ về một cái Tết dân tộc, đầm ấm sum vầy.

Tắm nước mùi già như một mang một cách ta trút bỏ những hận thù, vui buồn của năm cũ để hoan hỉ đón một năm mới với thắng lợi, sức khỏe và thành công. Nhưng tại sao người ta lại chọn nước mùi già mà không phải là một loại cây khác? Bởi vì, hương của mùi thường giữ được rất lâu, không những thế, loại nước này còn rất tốt đối với sức khỏe của con người.

Cụ thể, trong cuốn sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam có ghi chép các bộ phận của cây mùi từ rễ, lá và quả mùi đều chứa tinh dầu và có dược tính rất cao, vốn vẫn được sử dụng để làm các vị thuốc chữa bệnh.

Chính vì thế, nếu bạn có thể được tắm thường xuyên trong nước mùi già rất có lợi cho sức khỏe.

Lương y đa khoa Vũ Quốc Trung (Hội Đông Y Hà Nội) cho biết: Trong Đông y, mùi là một loại dược liệu, có tính ấm, vị cay, không độc được dùng để giảm áp lực, căng thẳng; lưu thông khí huyết và điều hòa hệ tiêu hóa, chống được cảm cúm, giảm triệu chứng của bệnh đau nhức nửa đầu, suy nhược thần kinh, làm dịu cơn đau trong phong thấp, thấp khớp. Không chỉ vậy, do có tính kháng viêm mạnh mẽ nên chúng còn có thể bảo vệ cơ thể, giảm viêm trong trường hợp nhiễm siêu vi và vi trùng đường hô hấp, tiêu hóa, viêm đường tiểu…

Mặc dù vậy, khi tắm nước mùi già chúng ta vẫn phải thận trọng, tránh một số điều sau:

Phải sơ chế thật kỹ phần cây mùi già để tránh cho cơ thể bị nhiễm khuẩn. Đồng thời, không nên tắm loại nước này khi da đang bị trầy xước, viêm da cơ địa hay nhiễm trùng da vì dễ khiến cho tình trạng bệnh nặng hơn.

Đặc biệt, Ths.Bs Trần Thu Nguyệt – Viện Y học Ứng dụng Việt Nam cũng đưa ra những khuyến cáo: Những người đang mắc bệnh hen phế quản hoặc viêm phổi mãn tính khi tắm nước mùi già có thể gây bị kích ứng, dị ứng đường thở, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng. Hơn nữa, những ai thường xuyên tiếp xúc với loại rau này nên đeo găng tay vì tinh dầu của chúng có thể gây kích ứng da.

Related Posts

Phần bổ nhất của quả dưa hấu, nhiều người vứt đi mà không biết phần này giúp giải nhiệt, dưỡng dạ dày

Quả dưa hấu được nhiều người yêu thích, nhất là vào mùa hè. Loại quả này có hàm lượng nước cao, thanh mát, được xem như một…

Gỏi gà măng cụt đang hot rần rần, làm theo 5 bước này là có món lạ miệng cực ngon cho cả gia đình

Nguồn gốc của món gỏi gà măng cụt Gỏi gà măng cụt là đặc sản của Lái Thiêu bởi ở đây tập trung nhiều măng cụt nhất…

1 món nên ăn, 2 nước nên uống, 3 điều nên làm giúp phụ nữ khỏe mạnh, hồi xuân

Dưới đây là những thức ăn đồ uống và những việc nên làm để phụ nữ khỏe mạnh, trẻ dai. 1 thứ nên ăn: cá hồi Các…

Lá trầu không chỉ dùng cho các bà ăn trầu, loại lá này rất tốt với phụ nữ, đặc biệt là làm đẹp

Theo các chuyên gia, lá trầu không có rất nhiều công dụng trong chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp, làm đẹp da cho chị em. Trầu không…

Không phải ai cũng biết tác hại của cây đinh lăng – thứ được mệnh danh là “nhân sâm của người nghèo”

Cây đinh lăng từ lâu được biết đến là “nhân sâm của người nghèo”. Tuy nhiên hầu hết mọi người mới chỉ biết đến những tác dụng…

Luộc vịt, thêm muối và nước lã là sai: Đem nấu cùng thứ này, thịt thơm lừng, không hôi lại ngọt đậm đà

Thịt vịt là một món ăn được ưa thích trong những ngày nắng nóng. Theo quan niệm Đông y, thịt vịt có hương vị ngọt, mặn, tính…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *