Chuột là động vật có vú, vốn là con giáp khởi đầu trong 12 con giáp, có tên gọi là Tý. Ngoài những tác động tiêu cực tới mùa màng, vật dụng của con người thì một số loài chuột lại được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu y khoa. Với nhiều đặc tính đặc thù nên tên của chúng còn được dùng để đặt tên cho các loài sinh vật khác khi có nét tương đồng nào đó.
Dưa chuột
Dưa chuột hay còn gọi là dưa leo. Đây là loại cây trồng được trồng khá phổ biến ở nước ta. Chúng thuộc họ bầu bí, có hình dạng thân leo.
Với nhiều chất dinh dưỡng trong trái dưa, chúng được sử dụng để làm đẹp, bổ sung nước cho cơ thể, giải khát, cải thiện thị giác, ngăn lão hóa, ngừa ung thư, làm sạch và giảm hôi miệng, tốt cho hệ tiêu hóa.
Cỏ đuôi chuột
Cỏ đuôi chuột hay còn gọi là cây điềm thông. Cây này là loại thân thảo có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Châu Mỹ. Theo Đông y, cây này là một loại dược liệu có tính hàn, vị đắng. Cho nên vô cùng hữu ích khi sử dụng để thanh nhiệt, giải độc, trị cảm, điều trị thấp khớp, tiêu chảy, mụn nhọt, viêm da… Khi dùng để điều trị bệnh chúng thường được dùng tươi.
Cây cóc chuột
Cây cóc chuột là loại cỏ, hoa từng cụm bông mo. Cây này có quả mọng, hình trứng. Phần thường được sử dụng làm dược liệu là phần củ có hình cầu, vị cay.
Cây này sẽ được dùng để chữa ho nhiều đờm, kích thích tiêu hóa, hỗ trợ điều trị viêm dạ dày mãn tính.
Cây cau chuột núi
Cau chuột núi thường thân mọc thành túm. Quả có dạng hình thoi hoặc trứng dài từ 15 – 17 mm. Loại dược liệu này thường thấy nhiều ở vùng Trung Bộ của nước ta. Chúng có tác dụng tương tự như cau ăn trầu như: trị giun, tiểu tiện không thông, khó tiêu…
Cây lưỡi mèo tai chuột
Lưỡi mèo tai chuột là cây có thân rễ nhỏ, mọc bò dài mang vẩy màu nâu và hơi trắng. Sở dĩ có tên gọi là lưỡi mèo tai chuột vì chúng có 2 loại lá. Loại lá không sinh màu lục, hình như tai chuột và loại còn lại mang túi bào tử màu dâu dưới mặt lá hình giống lưỡi mèo.
Cây này mọc phổ biến ở vùng miền núi, trung du. Cây có vị chát, tính mát. Từ đó, được sử dụng chữa viêm tuyến nước bọt, viêm đường tiết niệu, giải độc, lợi tiểu.
Cây sầu đâu phân chuột
Sầu đâu phân chuột hay còn gọi là cây nha đảm tử, sam đực, bạt bỉnh. Cây này được dùng nhiều trong các bài thuốc nam dân gian.
Cây có chiều cao chừng 1m6 – 2m5; mọc hoàng ở các tỉnh miền núi. Cây có tên gọi là sầu đâu phân chuột bởi quả của chúng rất giống hình phân chuột. Theo Đông y, cây sầu đâu phân chuột có vị đắng, tính hàn có tác dụng điều trị sốt rét, bệnh lỵ, sát trùng. Ngày nay, qua nhiều nghiên cứu cũng chứng minh: sầu đâu phân chuột còn có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư, ngăn chặn di căn. Thường lấy quả khô, sao khô rồi tán bột hoặc nấu lấy nước uống.