Nghệ đen rất tốt để bổ khí, dưỡng huyết nhưng khi dùng nếu không nhớ những điểm kiêng kị này cẩn thận tính mạng sẽ nguy kịch

Nghệ đen không còn là một cái tên xa lạ nếu bạn quan tâm đến các vị thuốc trong y học cổ truyền dân tộc. Chúng cũng được sử dụng khá phổ biến trong nhân dân, tuy nhiên, đối với nghệ đen trong sử dụng có những kiêng kị nhất định mà bạn phải nhớ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Đặc điểm và công dụng của nghệ đen

Nghệ đen là loại cây thuộc họ thân thảo, hoa của cây nghệ đen thường ra trước khi có lá, chúng mọc thành cụm và đâm từ thân rễ lên. Phần củ của nghệ đen hình con thoi, thu nhỏ về hai đầu dưới trông khá giống nghệ vàng, có điều màu của chúng là màu xanh thẫm hoặc tím nhạt.

Nghệ đen vốn có nguồn gốc từ Ấn Độ và Indonesia, sau khi có những nghiên cứu đầy đủ hơn về loại dược liệu này, ngày nay, chúng được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới trong đó có Việt Nam. Thời gian thu hoạch nghệ đen rơi vào khoảng kháng 11 – 12 hàng năm và phần thu hái làm thuốc là củ của nghệ đen.

Theo các nghiên cứu, phân tích trong Đông y, nghệ đen có tính bình, vị đắng, cay và không có độc.  Nghệ đen có công dụng hành khí, trị ứ kinh, tiêu tích do chấn thương, hóa thực.

Qua các nghiên cứu trong y học hiện đại, người ta tìm thấy trong nghệ đen có các dưỡng chất như: tinh dầu, D – camphen, sesquiterpen ancol, Zingibezen và một số chất khác, curcumin, secquitecpen, axit và phenol, curzerenone, camphene, ar-turmerone, germacrone, difurocumenone, curcurmenole và socurcurmenole…Vì vậy, nghệ đen được dùng để phòng chống bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư gan; làm giảm các tác dụng phụ không mong muốn của việc hóa trị, xạ trị; kháng viêm hiệu quả; ức chế và kìm hãm các gốc tự do trong cơ thể; giảm đau khi bị viêm xương khớp, đau răng, đau dạ dày.

Một số bài thuốc từ nghệ đen

Dưới đây là một số bài thuốc mà bạn có thể tham khảo, tuy nhiên, không được tự ý sử dụng những loại thuốc trên vì có thể không hợp với cơ địa sẽ sản sinh ra tác dụng phụ. Hãy đi khám và tham khảo ý kiến tư vấn từ các bác sỹ Đông y.

Bài thuốc điều trị bệnh tâm thần: bột nghệ đen, đại hoàng, thược dược. Trộn các dược liệu trên cho đều và viên thành viên. Sau đó, uống mỗi ngày 3 lần. Kiên trì trong một liệu trình khoảng 30 ngày.

Bài thuốc ngăn ngừa và làm mờ vết rạn da sau sinh: nghệ đen, gừng tươi. Đem hai vị thuốc trên đi giã nát rồi ngâm với rượu. Khi đã ngấu, thoa phần hỗn hợp thu được len vùng da bị rạn mỗi ngày 1 – 2 lần.

Bài thuốc trị vàng da do viêm gan: củ nghệ đen, quả tắc non, uất kim, củ gấu. Đem các vị thuốc trên đi nghiền thành bột mịn và trộn với mật ong. Mỗi ngày uống chừng 2g thuốc.

Bài thuốc chữa bệnh viêm dạ dày mãn tính: nghệ đen, ô tặc cốt, trúc diệp sài hồ. Đem sao vàng các loại thuốc trên rồi nghiền thành bột mịn. Cuối cùng trộn đều phần bột thuốc thu được với mật ong. Mỗi lần sử dụng, lấy khoảng 20g. Mỗi ngày uống 2 lần trước bữa ăn nửa tiếng.

Bài thuốc trị đau dạ dày, viêm đại tràng: bột nghệ đen và mật ong nguyên chất pha với nước ấm thành đồ uống. Uống nước này ngay sau khi thức dậy buổi sáng.

Một số lưu ý quan trọng khi dùng nghệ đen

Nghệ đen ngày nay được sử dụng làm dược liệu rất nhiều nhưng nếu vi phạm những điểm sau, việc sử dụng nghệ đen có thể gây hại cho sức khỏe.

– Các đối tượng như người bị khí huyết hư, phụ nữ có thai, phụ nữ bị rong kinh không nên sử dụng nghệ đen.

– Ngoài ra, những trường hợp cơ thể hư yếu muốn dùng nghệ đen thì cần phối hợp với Sâm, Truật theo hướng dẫn của thầy thuốc.

– Uống nghệ đen sẽ góp phần làm chậm quá trình đông máu. Vì vậy, cần ngưng dùng trước và sau khi phẫu thuật ít nhất 2 tuần.

Related Posts

Phần bổ nhất của quả dưa hấu, nhiều người vứt đi mà không biết phần này giúp giải nhiệt, dưỡng dạ dày

Quả dưa hấu được nhiều người yêu thích, nhất là vào mùa hè. Loại quả này có hàm lượng nước cao, thanh mát, được xem như một…

Gỏi gà măng cụt đang hot rần rần, làm theo 5 bước này là có món lạ miệng cực ngon cho cả gia đình

Nguồn gốc của món gỏi gà măng cụt Gỏi gà măng cụt là đặc sản của Lái Thiêu bởi ở đây tập trung nhiều măng cụt nhất…

1 món nên ăn, 2 nước nên uống, 3 điều nên làm giúp phụ nữ khỏe mạnh, hồi xuân

Dưới đây là những thức ăn đồ uống và những việc nên làm để phụ nữ khỏe mạnh, trẻ dai. 1 thứ nên ăn: cá hồi Các…

Lá trầu không chỉ dùng cho các bà ăn trầu, loại lá này rất tốt với phụ nữ, đặc biệt là làm đẹp

Theo các chuyên gia, lá trầu không có rất nhiều công dụng trong chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp, làm đẹp da cho chị em. Trầu không…

Không phải ai cũng biết tác hại của cây đinh lăng – thứ được mệnh danh là “nhân sâm của người nghèo”

Cây đinh lăng từ lâu được biết đến là “nhân sâm của người nghèo”. Tuy nhiên hầu hết mọi người mới chỉ biết đến những tác dụng…

Luộc vịt, thêm muối và nước lã là sai: Đem nấu cùng thứ này, thịt thơm lừng, không hôi lại ngọt đậm đà

Thịt vịt là một món ăn được ưa thích trong những ngày nắng nóng. Theo quan niệm Đông y, thịt vịt có hương vị ngọt, mặn, tính…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *