Loại cỏ dại khiến ta phát cáu vì bám đầy quần áo không ngờ thầy thuốc Đông y lại phán đây là dược liệu quý trị các bệnh về gan “hay” hơn nhiều loại thuốc đắt tiền

Cỏ may mọc hoang rất nhiều ở nước ta, tưởng đây chỉ là loại cỏ dại nhưng trong Đông y chúng lại là một loại dược liệu với vô vàn công dụng. Tìm hiểu sâu hơn sẽ có nhiều điểm khiến bạn phải ngỡ ngàng.

Đặc điểm và dược tính của cỏ may

Cây cỏ may là loại cây lâu năm, có phần thân rễ rất cứng và mọc bò lan trên mặt đất. Phần thân của chúng có nhiều đốt, có chiều cao trung bình khoảng 40 – 50cm. Cỏ may có phần lá dài, hẹp, đầu lá nhọn mọc so le nhau. Còn đối với phần hoa, hoa của cỏ may thường dài khoảng 10cm, quả hình dải.

Khi bạn lướt qua cỏ may, chúng sẽ dính lên trên quần áo. Bộ phận này chính là phần quả chín của cây cỏ may. Và đây cũng là cách thức để cỏ may có thể “di chuyển” sinh sản ở nhiều nơi.

Trong y học cổ truyền, cỏ máy có tính mát, vị đắng có công dụng lợi tiểu, tiêu độc và giải nhiệt rất tốt. Vì thế, chúng được sử dụng để trị giun, trị các bệnh về gan, chữa chứng mắt vàng, trị đau nhức xương. Bộ phận thường được sử dụng để làm thuốc là toàn bộ phần thân rễ của cây. Cỏ may tươi tốt quanh năm, tuy nhiên, gười ta thường sử dụng cỏ may khô để dùng dần.

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, người ta phân tích trong cây cỏ may có những thành phần dinh dưỡng tự nhiên gồm: flavonoid, saponin, ankaloid, steroid… bên trong chiết xuất C. aciculatus. Chất này có tác dụng giảm đau rất tốt thông qua nghiên cứu trên chuột.

Một số bài thuốc hay sử dụng cỏ may để chữa bệnh

Bài thuốc hỗ trợ điều trị các bệnh về gan, mắt vàng, da vàng do suy giảm chức năng gan: Bạn hãy chuẩn bị một nắm rễ cỏ may rồi sao vàng. Sau đó, thêm nước vào sắc uống thay nước trà, uống hết trong ngày. Hãy kiên trì điều trị trong 1 tuần sẽ thấy có hiệu quả.

Bài thuốc trị giun đũa: Lấy hạt của cây cỏ may. Sau đó, cho vào ấm để sắc đặc với nước cho tới khi cô lại. Sau khi ăn xong thì uống, chia đều thành 2 lần uống/ ngày.

Bài thuốc chữa giun chui vào ống mật bằng cỏ may: Bạn hãy chuẩn bị rễ cây cỏ may, 1 quả trứng gà. Sau đó, sắc đặc rễ cỏ may với nước, chắt lấy nước để uống khi còn ấm. Tiếp đó, khuấy trứng gà với mật ong và uống liền sau đó.

Một số lưu ý khi sử dụng cỏ may

Cây cỏ may dù có thể được áp dụng điều trị một số bệnh, tuy nhiên, chúng ta không nên quá lạm dụng. Cần phải tư vấn ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng chúng để mang lại hiệu quả tốt nhất. Bên cạnh đó, chỉ sử dụng khoảng 20 – 60g cây cỏ may mỗi ngày.

Ngoài ra, phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú, hoặc những người dễ bị dị ứng cần cẩn trọng sử dụng bởi có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe.

Related Posts

Phần bổ nhất của quả dưa hấu, nhiều người vứt đi mà không biết phần này giúp giải nhiệt, dưỡng dạ dày

Quả dưa hấu được nhiều người yêu thích, nhất là vào mùa hè. Loại quả này có hàm lượng nước cao, thanh mát, được xem như một…

Gỏi gà măng cụt đang hot rần rần, làm theo 5 bước này là có món lạ miệng cực ngon cho cả gia đình

Nguồn gốc của món gỏi gà măng cụt Gỏi gà măng cụt là đặc sản của Lái Thiêu bởi ở đây tập trung nhiều măng cụt nhất…

1 món nên ăn, 2 nước nên uống, 3 điều nên làm giúp phụ nữ khỏe mạnh, hồi xuân

Dưới đây là những thức ăn đồ uống và những việc nên làm để phụ nữ khỏe mạnh, trẻ dai. 1 thứ nên ăn: cá hồi Các…

Lá trầu không chỉ dùng cho các bà ăn trầu, loại lá này rất tốt với phụ nữ, đặc biệt là làm đẹp

Theo các chuyên gia, lá trầu không có rất nhiều công dụng trong chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp, làm đẹp da cho chị em. Trầu không…

Không phải ai cũng biết tác hại của cây đinh lăng – thứ được mệnh danh là “nhân sâm của người nghèo”

Cây đinh lăng từ lâu được biết đến là “nhân sâm của người nghèo”. Tuy nhiên hầu hết mọi người mới chỉ biết đến những tác dụng…

Luộc vịt, thêm muối và nước lã là sai: Đem nấu cùng thứ này, thịt thơm lừng, không hôi lại ngọt đậm đà

Thịt vịt là một món ăn được ưa thích trong những ngày nắng nóng. Theo quan niệm Đông y, thịt vịt có hương vị ngọt, mặn, tính…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *