Không phải ai cũng biết tác hại của cây đinh lăng – thứ được mệnh danh là “nhân sâm của người nghèo”

Cây đinh lăng từ lâu được biết đến là “nhân sâm của người nghèo”. Tuy nhiên hầu hết mọi người mới chỉ biết đến những tác dụng của cây đinh lăng mà ít người chú ý đến những tác hại của đinh lăng nếu sử dụng sai cách. Dưới đây là tác hại của cây đinh lăng ít người biết.

Những tác hại của cây đinh lăng là gì?

Theo Đông y, mọi bộ phận trên cây đinh lăng đều có thể dùng được, tuy nhiên, mỗi bộ phận sẽ có những cách dùng khác nhau. Chẳng hạn như:

Lá đinh lăng phải mang phơi khô, sao vàng, hạ thổ thì mới có thể dùng làm gối nằm để trị mồ hôi trộm, đau đầu, tăng cường trí nhớ.

Thân cây đinh lăng băm nhỏ, sao vàng, hạ thổ, để sắc nước uống.

Rễ đinh lăng (phần củ nằm dưới) có thể dùng để ngâm rượu uống. Còn đối với cành cây đinh lăng chỉ dùng để làm giống chứ ít khi sắc nước uống.

Người ta thường thu hái đinh lăng vào mùa đông, trên những cây trồng từ 3 tuổi trở lên, đặc biệt phần rễ (củ) cây đinh lăng từ 6 tuổi trở lên sẽ rất quý. Tuy nhiên, trong rễ cây đinh lăng chứa chất ancaloit, nếu dùng nhiều sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt… Dùng liều cao có thể gây say thuốc, mệt mỏi, nôn mửa và tiêu chảy.

Bên cạnh đó, chiết xuất của đinh lăng cũng có liều lượng dùng và liều gây độc. Trên chuột, liều chết LD50 của đinh lăng là 32.9g/kg (nhân sâm 16.5g/kg, ngũ gia bì 14.5g/ kg). Ở liều độc gây xung huyết ở gan, tim, phổi, dạ dày, ruột.

Ngoài ra, một số người uống quá nhiều rượu ngâm đinh lăng sẽ bị say, mệt mỏi, tiêu chảy… Nguyên nhân là do trong rễ cây đinh lăng có thành phần saponin. Chất saponin có khả năng tán huyết, đánh vỡ các hồng cầu trong cơ thể. Cho nên uống rượu đinh lăng chỉ nên giới hạn dùng 3-4 ly/1 lần dùng.

Đặc biệt, hiện nay không có nhiều nghiên cứu về lợi ích sức khỏe của cây đinh lăng đối với phụ nữ đang mang thai và cho con bú, vì thế, cần thận trọng khi sử dụng.

Những người đang bị bệnh gan hoặc đang dùng thuốc điều trị các bệnh lý cũng cần tham khảo thêm ý kiến bác sĩ khi sử dụng đinh lăng với mục đích trị bệnh.

Tác hại của cây đinh lăng ít người biết - 1

Đinh lăng nếu sử dụng sai cách có thể gây ra những tác hại không mong muốn với sức khỏe

Những điều cần lưu ý khi sử dụng cây đinh lăng

Để làm thuốc, rễ đinh lăng thu về ở những cây đã trồng được từ 3 năm trở lên, lúc này rễ mềm và cây chứa nhiều hoạt chất.

Rũ hết đất cát, cắt bỏ phần gốc thân, rửa sạch. Đối với rễ chính (rễ to), dùng dao sắc tách lấy vỏ rễ, bỏ phần gỗ. Rễ phụ (rễ con) thì dùng cả. Đem thái mỏng, phơi khô hoặc sấy lửa nhẹ để bảo đảm mùi thơm và phẩm chất của dược liệu.

Khi dùng, để nguyên hoặc tẩm rượu gừng sao qua, rồi tẩm mật ong, sao thơm.

Còn dùng thân cành và lá, thu hái quanh năm, để tươi hoặc phơi, sấy khô.

Một số bài thuốc có đinh lăng thường dùng

Chữa sốt lâu ngày, nhức đầu, háo khát, đau tức ngực, nước tiểu vàng

Vỏ rễ đinh lăng 30g, lá hoặc vỏ quả chanh 10g, vỏ quýt 10g, rễ sài hồ 20, lá tre 20g, rau má 30g, cam thảo dây 30g, chua me đất 20g. Tất cả thái nhỏ, đổ ngập nước, sắc đặc lấy 250ml, chia làm 3 lần uống trong ngày.

Chữa thiếu máu

Rễ đinh lăng, thục địa, hà thủ ô đỏ, hoàng tinh, mỗi vị 100g, tam thất 20g, tán nhỏ, rây bột mịn, sắc uống ngày 100g.

Chữa bong gân

Lá đinh lăng 80g, vỏ cây gạo 40g (cạo bỏ vỏ đen), chân cua sống 40g, tô mộc 20g, nụ đinh hương 5 cái.

Lá đinh lăng, vỏ gạo, chân cua rửa sạch bằng nước muối, giã nhỏ; tô mộc tán thành bột mịn, đinh hương tán riêng. Tất cả trộn đều, đắp, nẹp cố định và băng lại. Mỗi ngày một lần.

Trên đây là một số bài thuốc từ đinh lăng cũng như những tác hại của cây đinh lăng nếu sử dụng sai cách. Lưu ý, đinh lăng cũng là một vị thuốc Đông y, nếu bạn muốn sử dụng đinh lăng để hỗ trợ điều trị bệnh vẫn cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ.

Related Posts

Khi mua tôm khô, cần phân biệt giữa ‘tôm khô tự nhiên’ và ‘tôm chín tẩm ướp rồi phơi khô’. Có một sự khác biệt lớn, đừng mua nhầm!

Tôm khô rất bổ dưỡng, cứ 100 gam tôm khô có chứa 39,3 gam protein, cao hơn cá đù, tôm he và các loại hải sản khác,…

Cây kim ngân có bón phân vào mùa hè không?

Cây kim ngân có cần ngủ đông vào mùa hè không? Trên thực tế, đối với cây kim ngân mà nói, mùa hè cũng là thời kỳ…

Bản thân đã ở tuổi trung niên vẫn muốn duy trì sự quyến rũ trong mắt đàn ông, hãy cố gắng làm tốt những điều này!

Thời gian trôi đi, ngoại hình phụ nữ cũng dần thay đổi, không còn trẻ trung mà xuất hiện nhiều vết tích tuổi tác. Muốn duy trì…

Số điện thoại của bạn đã được sử dụng bao lâu rồi? Kiểm tra tính cách của một người không bao giờ thay đổi số điện thoại là gì

Một số người thay đổi số thường xuyên, trong khi những người khác hầu như không bao giờ thay đổi số của họ. Những người thường xuyên…

Phương pháp giảm ngứa tức thì sau khi bị muỗi đốt, tiếc là không biết sớm hơn

Vào mùa hè, điều khó chịu nhất là lũ muỗi, chúng đặc biệt thích đốt người xung quanh bé, nhất là khi ra ngoài chơi, chúng sẽ…

Gần 2 năm sau khi qua đời, nhà vườn rộng 10.000m2 của cố nghệ sĩ Giang Còi hiện ra sao?

Sau khi nghệ sĩ Giang Còi qua đời, các con thay nhau chăm sóc nhà và khu vườn của bố. Lúc còn sống, ngoài việc đi diễn,…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *