Không ngờ loài rau chuyên dùng để nhồi dồi chó lại có nhiều công dụng chữa bệnh đến thế, còn có thể phòng cả bệnh ung thư

Cây cúc tần vốn là một loại rau gia vị không thể thiếu bên trong những miếng dồi chó để làm tăng hương vị. Tuy nhiên, không chỉ có vậy, cúc tần có công dụng chữa bệnh rất tốt.

Đặc điểm và dược tính của cúc tần

Cúc tần thuộc họ nhà cúc, chúng là loại cây bụi có phân nhánh nhiều. Cành của cây cúc tần thường có lông ngắn khi non. Lá cây cúc tần có dạng hình trứng, xanh tươi, mép có răng cưa và có mùi thơm đặc trưng khi bị vò nát. Hoa cây cúc tần mọc theo cụm, mỗi chùm nhiều chùm tia và không có hạt.

Ở nước ta, cây cúc tần mọc rất phổ biến ở ven đường, ven sông nơi mà đất đai ẩm thấp, vùng nước lợ và có mặt ở tất cả các tỉnh trong cả nước. Cây cúc tần có khả năng tươi tốt quanh năm do vậy nguồn dược liệu rất dồi dào.

Theo y học cổ truyền, cây cúc tần có vị hơi đắng, tính mát. Chúng được quy vào 2 kinh phế và thận. Người ta thường lấy phần lá non, lá bánh tẻ của cây cúc tần khi chúng chuẩn bị ra hoa để làm sạch, phơi khô và dùng dần quanh năm. Trong đó, lá và canh non cây cúc tần có thể trị viêm phế quản, cảm sốt, hỗ trợ tiêu hóa, trị ghẻ, trị ho, trị đau nhức xương khớp.

Còn theo y học hiện đại, qua các thí nghiệm, người ta tìm thấy trong cây cúc tần chủ yếu chứa tinh dầu với thành phần chính là linalool, long não, α-pinen, benzyl acetate, eugenol, benzyl alcohol, cadinol…Đồng thời, chúng được chứng minh có tính kháng viêm, hạ nhiệt, điều hòa đường huyết, kháng khuẩn, lợi tiểu, chống loét…

Công dụng của cúc tần đối với sức khỏe con người

Dưới đây sẽ là một số công dụng tuyệt vời của cây cúc tần đen đến cho con người.

Cúc tần giúp giải nọc độc của rắn

Thông qua một số nghiên cứu, người ta thấy β-sitosterol và stigmasterol có trong bộ phận rễ của cây cúc tần có thể giảm độc tính của nọc độc rắn. Bên cạnh đó, thông qua nghiên cứu trên động vật, cụ thể là chuột. Các nhà khoa học cũng nhận thấy khi chuột sử dụng chiết xuất từ cây cúc tần có tỷ lệ tử vong thấp hơn so với nhóm còn lại.

Cúc tần giúp bảo vệ gan

Khả năng này được đánh giá thông qua một số nghiên cứu trên loài chuột. Các nhà khoa học nhận thấy trong phần chiết xuất từ rễ cây cúc tần có thể giúp chuột chống lại sự tấn công vào gan của chúng. Cụ thể, chiết xuất này giúp cải thiện những tổn thương do carbon tetraclorid, giảm được men gan. Vì thế đây là một trong những công dụng tiềm năng của cây cúc tần đối với cơ thể người.

Cúc tần giúp phòng chống ung thư

Đây tiếp tục là một tin tuyệt vời đối với con người nói chung. Bởi vì, ung thư là cầm chắc bản án tử. Thế nhưng, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, dịch chiết xuất từ rễ cây cúc tần có khả năng chống di căn, tăng sinh trên các tế bào thần kinh ác tính ở những người mắc ung thư cổ tử cung. Đặc biệt, các hợp chất thực vật như tannin, phenol, flavonoid có khả năng ức chế sự hoạt động của ATP một phần liên kết vận chuyển ở bên trong các tế bào ung thư. Ngoài ra, flavonoid có trong lá và rễ cúc tần giúp phòng ngừa hiệu quả bệnh ung thư vú ở phụ nữ.

Related Posts

Phần bổ nhất của quả dưa hấu, nhiều người vứt đi mà không biết phần này giúp giải nhiệt, dưỡng dạ dày

Quả dưa hấu được nhiều người yêu thích, nhất là vào mùa hè. Loại quả này có hàm lượng nước cao, thanh mát, được xem như một…

Gỏi gà măng cụt đang hot rần rần, làm theo 5 bước này là có món lạ miệng cực ngon cho cả gia đình

Nguồn gốc của món gỏi gà măng cụt Gỏi gà măng cụt là đặc sản của Lái Thiêu bởi ở đây tập trung nhiều măng cụt nhất…

1 món nên ăn, 2 nước nên uống, 3 điều nên làm giúp phụ nữ khỏe mạnh, hồi xuân

Dưới đây là những thức ăn đồ uống và những việc nên làm để phụ nữ khỏe mạnh, trẻ dai. 1 thứ nên ăn: cá hồi Các…

Lá trầu không chỉ dùng cho các bà ăn trầu, loại lá này rất tốt với phụ nữ, đặc biệt là làm đẹp

Theo các chuyên gia, lá trầu không có rất nhiều công dụng trong chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp, làm đẹp da cho chị em. Trầu không…

Không phải ai cũng biết tác hại của cây đinh lăng – thứ được mệnh danh là “nhân sâm của người nghèo”

Cây đinh lăng từ lâu được biết đến là “nhân sâm của người nghèo”. Tuy nhiên hầu hết mọi người mới chỉ biết đến những tác dụng…

Luộc vịt, thêm muối và nước lã là sai: Đem nấu cùng thứ này, thịt thơm lừng, không hôi lại ngọt đậm đà

Thịt vịt là một món ăn được ưa thích trong những ngày nắng nóng. Theo quan niệm Đông y, thịt vịt có hương vị ngọt, mặn, tính…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *