Cây phèn đen hay còn gọi là cây mực, chè nộc là loại cây chứng kiến tuổi thơ của rất nhiều người. Phèn đen thường mọc hoang ở vùng ven rừng, hàng rào hoặc ven bờ ruộng. Thế nhưng, đây lại là một vị thuốc Nam quý được dùng rất phổ biến trong y học cổ truyền có khả năng “cân tất” các bệnh thường gặp, trong đó có rất nhiều bệnh khó chữa.
Đặc điểm và dược tính của phèn đen
Trong y học cổ truyền các bộ phận như rễ, vỏ thân cây và lá của cây phèn đen thường lấy để làm dược liệu. Trong một số cuốn sách cổ về y học cổ truyền, cây phèn đen được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc để trị bệnh.
Trong đó, phần rễ cây phèn đen có tính hàn, vị chát thường được sử dụng để chữa cam cho trẻ em, viêm ruột, viêm gan, viêm thận, lỵ,…Trong khi đó, lá cây này lại có thể giúp bạn thanh nhiệt, lợi tiểu, sát trùng. Do đó, lá cây phèn giúp cầm máu, chữa mụn nhọt, rôm sảy, ứ huyết, rắn cắn, phù thũng, lở loét, mề đay, lỵ, tiêu chảy, cảm sốt,… Phần vỏ cây dùng để điều trị thủy đậu, bí tiểu,…Toàn thân cây có thể hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh gai cột sống, viêm khớp, thấp khớp và tê bì chân tay,…
Một số bài thuốc từ cây phèn đen
Bài thuốc chữa bệnh thuỷ đậu: Bạn hãy nhổ cả cây phèn đen lấy cả rễ, sau đó, rửa sạch rồi để ráo nước. Tiếp đến, chặt nhỏ cây phèn đen rồi cho vào ấm đun với nước đến khi cô đặc lại chỉ còn 1 bát (bát ăn cơm) thì chắt ra và thêm một chút muối vào để uống ½. Phần còn lại chấm vào các vết thủy đậu trên da. Kiên trì sử dụng thuốc cho đến khi bệnh thuỷ đậu khỏi hẳn.
Bài thuốc chữa thận hư: Chuẩn bị đầy đủ các vị thuốc nam, gồm: cây phèn đen, cây quýt gai, cây muối, cây nổ sắc với 1 lít rưỡi nước. Đun cho tới khi phần nước cô đặc còn một nửa thì chia thành 3 phần và uống hết trong ngày.
Bài thuốc trị gai cột sống và bệnh xương khớp nói chung: Bạn cần chuẩn bị cây phèn đen khô, lá bưởi bung, lá lốt, cỏ xước và rễ gấc. Đem hỗn hợp dược liệu trên đi rửa thật sạch rồi để ráo nước. Rồi đem sao khô hỗn hợp trên, từ phần cây phèn đen khô. Cho hỗn hợp trên vào ấm sắc với nước đun khoảng 2 tiếng rồi tắt bếp, để nguội. Phần nước thu đước hãy chia làm 3 lần uống/ ngày. Lưu ý, bạn hãy uống sau mỗi bữa chính khoảng 30 phút để hiệu quả tốt nhất.
Bài thuốc trị kiết lỵ: Bạn hãy lấy một nắm lá phèn đen tươi. Sau đó, đem chúng đi rửa sạch rồi xay nhuyễn với nước, lọc lấy phần nước. Sau đó, hòa phần nước này với bột hỗn hợp gồm mạch nha, ý dĩ, cam thảo đất. Uống trong ngày 2 lần.
Bài thuốc hỗ trợ chữa bệnh trĩ: Chuẩn bị một nắm lá phèn đen, lá trắc bách diệp tươi, lá huyết dụ tươi. Đem tất cả các loại thuốc nam trên đi rửa sạch để ráo. Sau đó, thái nhỏ đem phơi tái rồi, cho vào chảo sao vàng hạ thổ. Khi uống, bạn lấy hỗn hợp trên cho vào ấm, sắc cho tới khi nước cô đặc còn lưng bát thì chắt lấy nước uống. Sau đó, tiếp tục đổ thêm nước đun kỹ để ngâm ngâm trĩ. Hãy kiên trì với liệu trình này từ 5-10 ngày.
Các chuyên gia y học cổ truyền khuyến cáo, các bài thuốc trên mang tính chất tham khảo, khi mắc bệnh bạn cần đến các cơ sở y tế để thăm khám, bốc thuốc phù hợp với tình trạng bệnh. Đặc biệt, cây này có độc tính cao nên cần phải sử dụng đúng cách, để không gây hại đến sức khỏe. Tuyệt đối không được dùng bừa bãi vì có thể ảnh hưởng đến tính mạng con người.