Cây bông ổi cứ tưởng chỉ để trưng cho đẹp, ai ngờ lại có nhiều công dụng đến vậy, nếu biết mà tận dụng tiết kiệm hàng triệu tiền thuốc

Cây bông ổi hay còn được gọi với cái tên khác là hoa ngũ sắc. Loại hoa này thường được lựa chọn để trồng trang trí trong bồn hoặc hai bên đường, bởi chúng có sức sống mãnh liệt. Tuy nhiên, cây bông ổi có rất nhiều công dụng để chữa bệnh mà không phải ai cũng biết.

Đặc điểm và dược tính của cây bông ổi

Cây bông ổi vốn có nguồn gốc tại Trung Mỹ. Chúng mọc hoang rất nhiều, phát tán mạnh. Lo sợ chúng sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng, phát triển của các loại cây khác, ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái tự nhiên, chính quyền nơi đây còn phải tiêu diệt cây bông ổi. Hiện nay, cây bông ổi rất phổ biến ở Việt Nam, chúng được lựa chọn để trồng làm cảnh ven đường vì có hoa đẹp, sặc sỡ, cây lại dễ sống, dễ chăm sóc.

Cây bông ổi là một loại cây mọc theo kiểu bụi, thân khá nhỏ. Chúng có chiều cao trung bình khoảng 1,5 – 2m. Thân cây bông ổi có phủ lông nháp, đồng thời, có gai mọc trúc xuống dưới. Lá cây bông ổi mọc đối, có màu xanh sẫm, hình trái xoan, đầu nhọn và tròn ở phần cuống, mép lá có hình răng cưa. Hoa bông ổi có khá nhiều màu và mọc theo chùm, ở đầu cành/kẽ lá. Quả của cây bông ổi có hình cầu, khi chín có màu đen.

Trong y học cổ truyền, ba bộ phận rễ, lá, hoa cây bông ổi đều được tận dụng, sử dụng trong các bài thuốc dân gian để chữa bệnh hiệu quả. Người ta có thể dùng tươi hoặc đem đi phơi/ sấy khô để dùng quanh năm.

+ Rễ cây có vị ngọt, tính hàn, hơi đắng. Chúng có công dụng cầm máu, trị các bệnh về xương khớp, giảm đau, trị quai bị, sốt cao kéo dài…

+ Lá lại có vị đắng, tính mát, mùi hôi. Chúng có công dụng tiêu viêm, cầm máu, giảm sưng; trị một số bệnh về đường tiêu hóa, phế quản, tiểu đường, ghẻ nở, viêm da, chàm, thấp khớp.

+ Hoa cây bông ổi lại có vị ngọt, tính mát. Chúng được sử dụng để hỗ trợ điều trị tăng huyết áp, ho ra máu, cầm máu, trị nóng trong…

Theo y học hiện đại, mỗi bộ phận của cây bông ổi lại sở hữu những thành phần hóa học nhất định, nhưng bao gồm: tinh dầu, phenol, axit fumaric, alcaloid, caryophyllene, tanins, cadin, saponin…

Một số bài thuốc sử dụng hoa bông ổi để trị bệnh theo y học cổ truyền

Những bài thuốc dưới đây đã sử dụng hoa bông ổi để trị bệnh. Tuy nhiên, chúng chỉ mang tính chất tham khảo vì tình trạng bệnh, cơ địa của mỗi người một khác. Cho nên, trước khi quyết định phương pháp điều trị bệnh nào, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sỹ.

Bài thuốc trị bệnh viêm da

Bạn hãy lấy 1 năm lá và cành cây bông ổi chừng 200g là được. Sau đó, rửa thật sạch, đun với 2 lít nước, rồi dùng nước này ngâm da bị viêm vào trong đó hoặc để tắm cũng được. Kiên trì sử dụng cho tới khi bệnh tình cải thiện.

Bài thuốc trị cảm sốt

Chuẩn bị khoảng 15g hoa bông ổi. Sau đó, đem chúng đi rửa thật sạch rồi sắc với nước cho tới khi cô đặc lại thì lấy nước này uống. Kiên trì sử dụng trong 5 ngày liên tục, bện tình sẽ cải thiện tốt.

Bài thuốc trị ho ra máu, lao phổi

Chuẩn bị khoảng 20g hoa bông ổi tươi. Đem chúng đi rửa thật sạch rồi sắc với 3 bát nước cho tới khi cô đặc còn 1 nửa. Chia phần nước làm 3 phần uống hết trong ngày. Kiên trì sử dụng cho tới khi bệnh tình được cải thiện.

Bài thuốc trị bệnh hắc lào, mụn nhọt

Chuẩn bị một nắm lá bông ổi tươi. Sau đó, sắc với nước rồi dùng nước này để rửa vùng da bị tổn thương. Mỗi ngày rửa khoảng 2 – 3 lần.

Trong cây bông ổi, đặc biệt ở bộ phận lá, các nhà khoa học phát hiện ra một số chất độc. Cho nên, khi sử dụng lá bông ổi để chữa bệnh theo đường uống không nên sử dụng với liều cao trên 30g. Chúng có thể làm cho dạ dày của bạn bị bỏng rát, giãn nở cơ, gây rối loạn tuần hoàn máu.

Related Posts

Phần bổ nhất của quả dưa hấu, nhiều người vứt đi mà không biết phần này giúp giải nhiệt, dưỡng dạ dày

Quả dưa hấu được nhiều người yêu thích, nhất là vào mùa hè. Loại quả này có hàm lượng nước cao, thanh mát, được xem như một…

Gỏi gà măng cụt đang hot rần rần, làm theo 5 bước này là có món lạ miệng cực ngon cho cả gia đình

Nguồn gốc của món gỏi gà măng cụt Gỏi gà măng cụt là đặc sản của Lái Thiêu bởi ở đây tập trung nhiều măng cụt nhất…

1 món nên ăn, 2 nước nên uống, 3 điều nên làm giúp phụ nữ khỏe mạnh, hồi xuân

Dưới đây là những thức ăn đồ uống và những việc nên làm để phụ nữ khỏe mạnh, trẻ dai. 1 thứ nên ăn: cá hồi Các…

Lá trầu không chỉ dùng cho các bà ăn trầu, loại lá này rất tốt với phụ nữ, đặc biệt là làm đẹp

Theo các chuyên gia, lá trầu không có rất nhiều công dụng trong chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp, làm đẹp da cho chị em. Trầu không…

Không phải ai cũng biết tác hại của cây đinh lăng – thứ được mệnh danh là “nhân sâm của người nghèo”

Cây đinh lăng từ lâu được biết đến là “nhân sâm của người nghèo”. Tuy nhiên hầu hết mọi người mới chỉ biết đến những tác dụng…

Luộc vịt, thêm muối và nước lã là sai: Đem nấu cùng thứ này, thịt thơm lừng, không hôi lại ngọt đậm đà

Thịt vịt là một món ăn được ưa thích trong những ngày nắng nóng. Theo quan niệm Đông y, thịt vịt có hương vị ngọt, mặn, tính…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *