Canh cua đồng “tối kỵ” ăn cùng món gì để ngừa tiêu chảy, sỏi thận?

Nhiều người thích ăn canh cua đồng nhưng không dám ăn liên tục vì sợ ăn nhiều dễ bị sỏi thận hoặc bị đau bụng. Bác sĩ dinh dưỡng Tạ Tùng Duy sẽ cung cấp những thông tin cho bạn đọc về cách chế biến, bảo quản và ăn canh cua thế nào để tốt cho sức khỏe.

1. Tác dụng của cua đồng

Cua đồng chủ yếu sống ở tầng đáy bùn sét của ruộng lúa. Cua đồng giàu đạm và can xi, đây là loại thực phẩm được nhiều người ưa thích, nhất là món canh cua đồng, bún riêu cua đồng, lẩu riêu cua đồng…

Đặc biệt trong Đông y, loại cua này được xếp vào nhóm thực phẩm có tính hàn, ngọt lạnh. Vì vậy, cua đồng có một số tác dụng như:

Thanh nhiệt cơ thể

Tính hàn trong cua đồng có tác dụng giải nhiệt nên cua đồng được làm nguyên liệu để chế biến các món ăn mát lành, giúp thanh nhiệt cho cơ thể.

Ngăn ngừa loãng xương và còi xương

Cua đồng rất giàu canxi. Trong 100g cua chứa hơn 5000mg canxi. Canxi khi được hấp thu vào cơ thể sẽ tham gia quá trình hình thành tế bào xương mới, ngăn ngừa tình trạng loãng xương ở người cao tuổi và còi xương ở trẻ em.

Hỗ trợ làm lành vết thương

Không chỉ cung cấp một lượng lớn canxi, cua đồng còn cung cấp rất nhiều nhóm đạm lành mạnh như lysine, methionie, valine hay leucin,… Những dưỡng chất này đều góp phần không nhỏ giúp xây dựng và tái tạo mô tế bào, hỗ trợ làm lành vết thương nhanh chóng.

Canh cua đồng "tối kỵ" ăn cùng món gì để ngừa tiêu chảy, sỏi thận? - 1

Cua đồng là món ăn được nhiều người yêu thích ngày hè.

2. Cách bảo quản cua đồng sau khi làm thịt

Đối với cua đồng đã xay, bạn nên cho túi nilon, giữ thật kín miệng túi và cho vào ngăn đông tủ lạnh để bảo quản. Cua bảo quản như vậy có thể dùng trong khoảng 1 tuần mà dinh dưỡng của cua không bị mất đi.

Lưu ý rằng, cần nhanh chóng cho toàn bộ phần đã sơ chế vào tủ đông càng sớm càng tốt để tránh cua bị hỏng nhanh, thâm đen. Nếu không cấp đông cua nhanh, nước và hoạt dịch trong cua sẽ đóng băng từ từ làm thay đổi hình thái của cua, gây ra hiện tượng chèn ép dẫn đến phá vỡ cấu trúc tế bào.

Nên làm lạnh đột ngột ngay sau khi giã cua. Tất cả nước và hoạt dịch trong cua sẽ đóng băng cùng một lúc, cấu trúc và hình thái của thực phẩm không bị biến dạng. Khi rã đông, các chất dinh dưỡng trong hoạt dịch nằm nguyên trong tế bào, từ đó chất lượng của cua ít bị thay đổi hơn.

Canh cua đồng "tối kỵ" ăn cùng món gì để ngừa tiêu chảy, sỏi thận? - 2

Lưu ý rằng, cần nhanh chóng cho toàn bộ phần đã sơ chế vào tủ đông càng sớm càng tốt để tránh cua bị hỏng nhanh, thâm đen.

3. Có nên ăn canh cua đồng liên tục không?

Dù là cua đồng hay cua biển, bạn cũng không nên ăn quá nhiều liên tục trong thời gian ngắn để không bị dư thừa lượng chất đạm. Theo đó, với cua đồng chỉ nên ăn khoảng 150 – 200g mỗi lần và từ 1 – 2 bữa trong tuần. Còn cua biển thì ăn tối đa 2 con một lần, từ khoảng 2 – 3 lần trong tháng là hợp lý.

Ăn canh cua đồng không gây ra sỏi thận, tuy nhiên không nên ăn hồng và uống trà sau khi ăn canh cua. Bởi trong hồng và nước trà có chứa tanin, chất này làm cho protein trong thịt cua đặc lại và khó phân hủy, từ đó có thể gây ra đau bụng, tiêu chảy. Ngoài ra, khi tanin kết tủa có thể gây ra sỏi thận.

Canh cua đồng "tối kỵ" ăn cùng món gì để ngừa tiêu chảy, sỏi thận? - 3

Ăn canh cua đồng không gây ra sỏi thận, tuy nhiên không nên ăn hồng và uống trà sau khi ăn canh cua.

4. Ai không nên ăn nhiều canh cua đồng?

Cua đồng có nhiều dinh dưỡng, giúp hỗ trợ phát triển xương, răng chắc khỏe. Nhưng một số đối tượng nên hạn chế ăn cua đồng như:

Phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ – không nên ăn cua đồng, do cua đồng có tính hàn nên dễ gây đau bụng.

Canh cua đồng "tối kỵ" ăn cùng món gì để ngừa tiêu chảy, sỏi thận? - 4

Người vừa ốm dậy: Với những người vừa ốm dậy, đường tiêu hóa còn chưa được phục hồi hoàn toàn cũng chưa vội ăn cua đồng vì dễ bị lạnh bụng, rối loạn tiêu hóa.

Người bị tiêu chảy, người bị hen: Cua đồng có tính hàn, lạnh, do đó có thể khiến người đang bệnh lại bị nặng thêm. Những người đang bị ho hen, cảm cúm cũng không được ăn cua.

Người bị dị ứng với cua: Nếu cơ thể nhạy cảm với các loại hải sản như tôm, ốc hay cá thì bạn cũng cần cẩn trọng khi ăn cua.

Người mắc bệnh tim mạch, người bị gout vì gạch cua có chứa nhiều cholesterol, nhiều sodium và purines, nên người tăng huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh gout cần hạn chế ăn cua.

Related Posts

Khi mua tôm khô, cần phân biệt giữa ‘tôm khô tự nhiên’ và ‘tôm chín tẩm ướp rồi phơi khô’. Có một sự khác biệt lớn, đừng mua nhầm!

Tôm khô rất bổ dưỡng, cứ 100 gam tôm khô có chứa 39,3 gam protein, cao hơn cá đù, tôm he và các loại hải sản khác,…

Cây kim ngân có bón phân vào mùa hè không?

Cây kim ngân có cần ngủ đông vào mùa hè không? Trên thực tế, đối với cây kim ngân mà nói, mùa hè cũng là thời kỳ…

Bản thân đã ở tuổi trung niên vẫn muốn duy trì sự quyến rũ trong mắt đàn ông, hãy cố gắng làm tốt những điều này!

Thời gian trôi đi, ngoại hình phụ nữ cũng dần thay đổi, không còn trẻ trung mà xuất hiện nhiều vết tích tuổi tác. Muốn duy trì…

Số điện thoại của bạn đã được sử dụng bao lâu rồi? Kiểm tra tính cách của một người không bao giờ thay đổi số điện thoại là gì

Một số người thay đổi số thường xuyên, trong khi những người khác hầu như không bao giờ thay đổi số của họ. Những người thường xuyên…

Phương pháp giảm ngứa tức thì sau khi bị muỗi đốt, tiếc là không biết sớm hơn

Vào mùa hè, điều khó chịu nhất là lũ muỗi, chúng đặc biệt thích đốt người xung quanh bé, nhất là khi ra ngoài chơi, chúng sẽ…

Gần 2 năm sau khi qua đời, nhà vườn rộng 10.000m2 của cố nghệ sĩ Giang Còi hiện ra sao?

Sau khi nghệ sĩ Giang Còi qua đời, các con thay nhau chăm sóc nhà và khu vườn của bố. Lúc còn sống, ngoài việc đi diễn,…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *